Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Cho con ngủ dưới ánh đèn những tác hại mà mẹ chưa biết

Nhiều cha mẹ lo lắng con yêu sợ bóng tối, không ngủ ngon giấc ban đêm nên đã sắm những chiếc đèn ngủ xinh xinh đặt trong phòng để giúp bé yên tâm ngủ sâu hơn. Tuy nhiên, đèn ngủ lại chính là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khó ngủ hơn và còn ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển và sức khỏe của trẻ. Dưới đây là những tác hại ‘ít ai ngờ’ từ ánh sáng đèn ngủ đối với các bé sơ sinh:
Phá vỡ nếp ngủ đều đặn của bé

Trẻ sơ sinh không nhận thức được đâu là ngày, đâu là đêm, vì thế việc giúp bé phân biệt hai khái niệm này là cực kì quan trọng để hình thành cho bé một nếp ngủ ngoan, đều đặn. Bật đèn ngủ trong phòng ngủ của trẻ khiến trẻ không thể nhận ra sự khác biệt rõ ràng giữa ban ngày và ban đêm, khả năng bố mẹ bị đánh thức giữa thường xuyên bởi bé đang ngủ lại bật dậy quấy khóc là rất cao.
Do đó, khi trẻ đi ngủ vào ban đêm, cần hạn chế hết mức có thể các loại ánh sáng và tiếng ồn, trong khi ban ngày thì lại cần kích thích trẻ bằng ánh sáng và nhiều hoạt động để trẻ nhận thức được, lúc nào là giờ đi ngủ, lúc nào không phải. Điều này vừa giúp trẻ ngủ tốt, ngủ sâu mà bố mẹ cũng đỡ vất vả hơn rất nhiều.
Những tác hại không ngờ khi mẹ cho bé ngủ dưới ánh đèn
Gây hại cho hệ thần kinh
Sử dụng đèn ngủ thường xuyên cho trẻ sơ sinh còn ngăn cản quá trình cơ thể bé tiết ra chất melatonin – một loại hooc môn được kích thích tiết ra nhiều nhất khi không có sự xuất hiện của ánh sáng. Não bộ chủ yếu chỉ sản xuất ra chất này vào ban đêm, vì thế mà melatonin còn được gọi là “hooc-môn của bóng tối”.


Melatonin đóng vai trò cực kì quan trọng đến sức khỏe của hệ thần kinh. Nhờ có melatonin mà trẻ có được giấc ngủ sảng khoái, êm đềm vào ban đêm và không bị mệt mỏi, khó chịu khi thức giấc vào buổi sáng. Vì thế, đừng quên tắt đèn khi trẻ ngủ để thiết lập nhịp điệu sinh học trong não bé, điều hòa giấc ngủ tự nhiên và giúp bé luôn có một tâm trạng thư thái, dễ chịu.
Tăng nguy cơ trẻ bị cận thị
cách hạ sốt cho trẻ
Nghiên cứu của một nhóm giáo sư chuyên khoa mắt tại viện Scheie Eye ở in Pennsylvania, Hoa Kỳ (1999) trên 479 trẻ em trong độ tuổi từ 2-16 cho thấy: những trẻ em ngủ với đèn ngủ bật trong phòng trước năm 2 tuổi có nguy cơ bị cận thị cao gấp 5 lần so với những trẻ em ngủ trong bóng tối. Kết quả của nghiên cứu này vẫn còn đang gây khá nhiều tranh cãi nhưng để phòng ngừa, tốt nhất các bậc phụ huynh vẫn nên hạn chế việc để con ngủ dưới ánh đèn.

Nuôi mãi mà con không chịu lớn vì sao?

Nếu như thời điểm con còn bé, khoảng dưới 1 tuổi, bố mẹ thường đặt yếu tố cân nặng của con lên hàng đầu thì đến khi con lớn dần, chiều cao của con mới là mối quan tâm số một của bố mẹ. Mỗi lần đo chiều cao mà thấy con không nhích thêm cm nào là lo lắng và đầy bất an. Trẻ thấp còi do nhiều nguyên nhân, tìm hiểu lý do vì sao con thấp sẽ giúp bố mẹ tìm ra phương pháp giúp con phát triển chiều cao tối ưu nhất. Sau đây là những yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiều cao của trẻ.

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai

Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn của mẹ khi mang thai có thể cản trở khả năng phát triển chiều cao của trẻ sau này. Vì thế nếu muốn con không bị lùn tịt, ngay từ thời điểm mang thai, mẹ nên có chế độ ăn uống cân bằng, đủ đầy dinh dưỡng. Có vậy mới tạo điều kiện cho con phát triển tốt nhất. Ngoài ra khi mang thai mẹ cũng tăng cường tắm nắng, bổ sung vitamin D và các thực phẩm giàu canxi như trứng, sữa, các loại đậu, phô mai, tôm, hải sản.

Nguyên nhân nuôi mãi mà con vẫn lùn tịt
Chế độ dinh dưỡng của trẻ

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày gần như là yếu tố quyết định chiều cao của trẻ. Ngay từ bé, mẹ nên tập cho trẻ ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm, tránh bị mất cân bằng dinh dưỡng, vừa thừa chất, vừa thiếu chất. Nhiều bố mẹ thường ưu tiên cho con ăn các món nhiều đạm, mà quên rằng rau củ quả cũng là thực phẩm rất tốt cho bé.


Giấc ngủ

Trẻ ngủ kém, ngủ không sâu giấc, trằn trọc khi ngủ cũng có xu hướng thấp hơn những trẻ ngủ đủ và sâu khác. Giấc ngủ ảnh hưởng lớn đến sự sản xuất hormone tăng trưởng. Nên cho trẻ ngủ sớm, khoảng 9 giờ tối để tạo điều kiện cho hormone tăng trưởng tiết ra nhiều nhất.

Thuốc kháng sinh

Trẻ phải dùng nhiều thuốc kháng sinh cũng có nguy cơ thấp còi. Sử dụng thuốc kháng sinh lâu dài ảnh hưởng đến hormone tăng trưởng, do đó hạn chế tăng trưởng chiều cao.

Vận động

Vận động cũng là yếu tố ảnh hưởng khá nhiều đến chiều cao của trẻ. Bố mẹ nên khuyến khích con vận động ngoài trời, không nên ở lì trong nhà. Khi vận động xương cũng được phát triển, do đó cải thiện chiều cao cho trẻ.
cách hạ sốt cho trẻ
Gen di truyền

Gen di truyền là yếu tố không thể thay đổi được. Bố mẹ thấp thì con khó có thể có chiều cao vượt trội. Nhưng có thể cải thiện điều này bằng chế độ dinh dưỡng và chế độ tập luyện.

Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016

Để vết rạch tầng sinh môn nhanh lành mẹ cần chú ý

Rạch tầng sinh môn là thủ thuật rạch một đường nhỏ tại vùng da đáy chậu (vùng giữa âm đạo và hậu môn) nhằm tạo đường ra rộng và thoải mái hơn cho em bé. Hiện nay đây là thủ thuật phổ biến nhất trong những ca sinh thường. Nhiều mẹ có kinh nghiệm đều đồng tình rằng: “đau do rạch tầng sinh môn sau sinh còn nghiêm trọng hơn đau đẻ”. Để cơ thể mau chóng hồi phục và sớm có thể tự mình chăm con, mẹ cần biết cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn.

Vệ sinh vùng kín: Hàng ngày đều phải vệ sinh vùng kín sạch sẽ ít nhất 2 lần. Sau khi đi đại tiện cũng cần rửa sạch sẽ. Cách vệ sinh là dùng nước ấm dội từ từ vào âm đạo và vùng tầng sinh môn, rửa nhẹ nhàng sau đó lau khô. Sau khi hết sản dịch và vết khâu tầng sinh môn lành, có thể vệ sinh như bình thường, mỗi ngày 2 lần.

Tắm: Có thể ngâm phần dưới vào chậu hoặc bồn nước ấm 4 lần/ ngày. Mỗi lần ngâm khoảng 15 phút. Cách này giúp giảm cảm giác đau rát và thúc đẩy quá trình liền vết thương.

4 lưu ý cần nhớ để vết khâu tầng sinh môn bớt đau, mau liền
Lau khô người: Luôn luôn nhớ dùng khăn mềm, sạch lau khô người và vùng vết khâu tầng sinh môn rồi mới mặc quần áo.


Phòng tránh vết khâu bị nứt: Sản phụ sau sinh cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt tăng cường ăn rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước để giảm thiểu tình trạng táo bón. Việc bị táo bón khiến sản phụ gặp khó khăn khi đại tiện, dẫn đến nguy cơ vết khâu bị ảnh hưởng. Để vết khâu nhanh hồi phục, sản phụ cũng cần chú ý đi lại nhẹ nhàng, không làm việc nặng, không ngồi xổm, không leo cầu thang nhiều lần hoặc tập thể dục giảm cân khi chưa có tư vấn và chỉ định của bác sỹ.
cách hạ sốt cho trẻ
Ngoài ra, sản phụ nên chọn loại quần lót rộng để tránh chà xát vào vết khâu, gây đau đớn. Trong thời gian chưa hết sản dịch, vẫn cần dùng bỉm/ băng vệ sinh. Lưu ý thay bỉm/ băng vệ sinh nhiều lần trong ngày để tránh viêm nhiễm, cản trở quá trình hồi phục của tầng sinh môn.

Điều gì gây thương tổn đến tử cung của mẹ

Tử cung là bộ phận rất quan trọng đối với nữ giới, nằm giữa bàng quang và trực tràng. Đây cũng là nơi nuôi dưỡng thai nhi trong suốt 9 tháng 10 ngày. Bởi vậy cấu trúc tử cung bình thường là yếu tố đầu tiên quyết định khả năng làm mẹ của người phụ nữ. Có lẽ chẳng mấy ai quan tâm đến tình trạng tử cung của mình, cho đến khi mang thai và sinh con. Sau đây là những điều gây hại cực lớn đến tử cung, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như khả năng làm mẹ của người phụ nữ.

Không quan tâm đến kiêng cữ sau sinh

Nên nhớ trong thời gian mang thai, tử cung vốn có kích thước rất nhỏ phải lớn dần theo sự phát triển của em bé. Đến khi em bé chào đời, tử cung phải co lại để trở về kích thước ban đầu. Quá trình co lại này diễn ra tự nhiên, nhưng vẫn cần sự chăm sóc nghỉ ngơi đặc biệt sau sinh.

Quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu thai kỳ

Thông thường việc quan hệ tình dục khi mang thai hoàn toàn không gây hại đến thai nhi. Nhưng với điều kiện là phải thực hiện nhẹ nhàng và làm với tư thế không gây áp lực lên bụng. Tốt nhất vẫn nên hạn chế quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Sa tử cung

Sau sinh nếu thường xuyên ngồi xổm hoặc làm việc nặng sẽ tăng áp lực lên ổ bụng, ảnh hưởng đến tử cung, thậm chí dẫn đến sa tử cung.

Những điều gây hại cực lớn đến tử cung của mẹ
Mổ đẻ

Mổ lấy thai là phương pháp được áp dụng trong trường hợp người mẹ không thể sinh thường hoặc sức khỏe thai nhi không cho phép. Mổ lấy thai tuy nhanh, không mất thời gian như sinh thường nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ như tổn thương bàng quang, tổn thương dạ dày, rách tử cung, băng huyết sau sinh. Sản phụ sinh mổ sinh song nếu không có chế độ kiêng cữ khoa học, dễ bị sa tử cung, nhiễm trùng vết mổ hoặc các biến chứng khác.

Nạo phá thai

Nạo phá thai dù có chủ đích hoặc do bất khả kháng đều để lại những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người mẹ. Khi làm thủ thuật, nếu dụng cụ không đảm bảo vô trùng, rất dễ gây nhiễm trùng tử cung, dính tử cung, tiềm ẩn nguy cơ vô sinh.

Phá thai bằng thuốc

Phương pháp phá thai bằng thuốc là phương pháp dân gian, thường được đặt vào âm đạo. Tuy nhiên nó có thể gây dị ứng, viêm loét niêm mạc âm đạo và tử cung, dẫn đến dính âm đạo, hẹp âm đạo, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và đời sống chăn gối vợ chồng.

Vỡ tử cung

Vỡ tử cung xảy ra do quá trình sinh nở khó khăn, cơ thể tiết quá mức hormone oxytocin (hormone kích thích cơn co chuyển dạ). Vỡ tử cung là biến chứng sản khoa nghiêm trọng, thường gây tử vong cho người mẹ. Thai nhi cũng bị đe dọa tính mạng, đối mặt với nguy cơ tràn dịch não, suy thai.

Mang song thai, đa thai nhiều hơn 3 lần

Hiện tượng này rất hiếm nhưng vẫn được nhắc đến do cũng gây ra những mối nguy hiểm cho phụ nữ. Khi mang song thai, đa thai, tử cung phải tăng kích thước đáng kể. Nếu liên tiếp như vậy, tử cung sẽ gặp những vấn đề nghiêm trọng.
mẹ và bé
Các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục

Các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm ống dẫn trứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của tử cung. Vì thế nên tạo thói quen vệ sinh vùng kín sạch sẽ, trước và sau khi quan hệ tình dục cũng nên vệ sinh sạch.

Các mẹ nếu không muốn già đi nhanh chóng hãy nhớ những điều này

Giai đoạn cơ thể lão hóa nhanh nhất là giai đoạn sau sinh. Vì thế mẹ nên tránh làm những điều sau, nếu không sẽ càng đẩy nhanh quá trình lão hóa của cơ thể.

1. Tránh trầm cảm sau sinh

Sau sinh nhiều sản phụ bỗng trở nên chán nản, dễ khóc, ít nói hoặc cáu bẳn, có những phản ứng gay gắt trước một vấn đề rất nhỏ. Cảm giác bí bách, căng thẳng đè nặng cùng với tâm lý lo sợ vì không chăm con tốt khiến nhiều mẹ sau sinh bị trầm cảm nặng nề. Trầm cảm làm chậm quá trình hồi phục của cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và sắc đẹp của phụ nữ. Vì thế nếu muốn trẻ lâu, ít bị tác động bởi việc sinh nở, sản phụ cần duy trì tâm lý thoải mái, thăng bằng. Nên lên kế hoạch trước về chế độ nghỉ ngơi, ăn uống, giải trí trong thời gian ở cữ để chủ động và tránh trầm cảm sau sinh.

Mẹ tránh những điều này sau sinh nếu không muốn trông già đi... 10 tuổi
2. Sinh xong, không bổ sung dinh dưỡng quá nhiều

Sinh xong, bổ sung dinh dưỡng quá nhiều chưa hẳn đã là tốt, ngược lại còn khiến bộ máy tiêu hóa bị quá tải. Sau khi sinh, cơ thể còn yếu, nên chú ý đến chế độ ăn uống. Tuy nhiên cần phải cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn. Không phải cứ bổ sung nhiều đạm, chất béo là sẽ có nhiều sữa cho con bú và cơ thể hồi phục nhanh. Chế độ ăn hợp lý cho sản phụ sau sinh cần cân bằng đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất: chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Với chế độ ăn này, cơ thể sẽ hồi phục nhanh, đảm bảo đủ sữa cho con bú và quan trọng nhất là không bị tích mỡ thừa – nguyên nhân gây lão hóa sau sinh.


3. Không quá căng thẳng vì chuyện chăm con

Quá căng thẳng vì chuyện chăm con phần nhiều do hai nguyên nhân: Mẹ thiếu kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh và tâm lý bị tác động bởi những người xung quanh. Nhiều mẹ quá chú tâm vào việc chăm con mà quên mất bản thân mình cũng cần được nghỉ ngơi. Đừng quá lo lắng mà chóng già đấy, mẹ nhé.

4. Không lo liệu quá nhiều việc trong nhà
Cách tính ngày dự sinh
Thời gian kiêng cữ sau sinh, riêng việc chăm con và chăm sóc bản thân đã chiếm quá nhiều thời gian của sản phụ. Nên nếu còn phải cáng đáng mọi công việc trong nhà thì sẽ kiệt sức và gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vậy nên trong thời gian kiêng cữ, sản phụ cần được hưởng sự quan tâm, chăm sóc tốt nhất. Các ông chồng cũng cần nhớ cho điều này, bởi không chỉ để vợ nhanh hồi phục sức khỏe, mà còn giúp vợ duy trì thần sắc trẻ trung, rạng rỡ.

Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

Mẹ nên giúp con mat-xa như thế nào cho đúng cách

Nhiều nghiên cứu cho thấy việc mát xa hàng ngày giúp kích thích hệ thần kinh trung ương và tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngoài ra với những trẻ hay quấy khóc, ngủ hay giật mình, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, thì việc mát xa cũng là một liệu pháp tuyệt vời. Sau đây là hướng dẫn chi tiết mát xa 5 bộ phận chính giúp bé ngủ ngon hơn.

Hướng dẫn mát xa mặt

Mẹo hay giúp bé ngủ ngon mỗi ngày

- Dùng hai đầu ngón trỏ, bắt đầu từ hai bên mũi ấn nhẹ sang hai bên tai.

- Dùng hai ngón trỏ ấn vào phần xương lông mày, vòng lên trán.

- Cuối cùng dùng hai đầu ngón tay cái, ấn nhẹ vào hai gò má và di chuyển theo hình tròn.

Hướng dẫn mát xa tay

- Dùng hai lòng bàn tay, nắm vào hai bên vai của bé và xoa bóp nhẹ nhàng.

- Dùng cả hai tay mát xa nhẹ nhàng cho tay trái của bé, bắt đầu từ vai đến hết cổ tay.

- Thực hiện tương tự với tay còn lại.

Hướng dẫn mát xa ngực


Mẹo hay giúp bé ngủ ngon mỗi ngày

- Dùng hai ngón trỏ đặt vào phần giữa ngực bé, rồi di chuyển tay nhẹ nhàng xuống phía dưới theo hình vòng cung. Lưu ý tránh chạm vào núm ti của bé và chỉ nên mát xa rất nhẹ nhàng.

Hướng dẫn mát xa bụng

5 bước mát-xa cực hay giúp bé... ngủ lăn quay tức thì

- Đặt lòng bàn tay vào bụng của bé và mát xa theo chiều kim đồng hồ, xung quanh rốn. Lưu ý không được chạm mạnh vào rốn.
dau hieu mang thai
Hướng dẫn mát xa chân

Mẹ dùng 1 tay giữ góp chân, 1 tay khác đặt ở phần đùi, từ từ ma sát đến phần cổ chân thì đổi sang chân còn lại và làm tương tự.

Đối với trẻ sơ sinh mẹ nhất định không được làm những điều sau

Những điều tưởng chừng như rất bình thường sau đây, hóa ra lại không tốt cho bé, thậm chí còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

1. Cắt lông mi

Quan niệm dân gian cho rằng, cắt lông mi cho bé trong tháng đầu sau sinh thì sau này bé sẽ có bộ lông mi dày và dài đẹp. Tuy nhiên sự thật là lông mi dài hay ngắn phụ thuộc nhiều vào yếu tố di truyền. Hơn nữa, mới sinh mắt bé vẫn còn đang phát triển, việc cắt lông mi khiến bụi bẩn dễ vào mắt bé hơn. Chưa kể dụng cụ cắt lông mi có thể không vệ sinh, dễ gây các bệnh viêm nhiễm cho bé.

2. Rung lắc hoặc tung bé lên cao

Chúng ta vẫn thường có thói quen rung lắc bé để ru bé ngủ và tung bé lên cao để bé cười khoái chí. Nhưng việc này có thể ảnh hưởng đến não bộ của bé, là nguyên nhân gây tắc nghẽn mao mạch võng mạc, dẫn đến bong võng mạc.

3. Tập cho trẻ ngồi quá sớm

Hãy để cho trẻ phát triển tự nhiên. Thông thường trẻ “3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi”. Khoảng 6-9 tháng trẻ có thể ngồi được. Tuy nhiên mỗi trẻ có mốc phát triển khác nhau. Đừng cố thúc ép trẻ ngồi quá sớm khi trẻ chưa sẵn sàng. Ngồi quá sớm sẽ gây ra dị tật cột sống và các ảnh hưởng khác liên quan đến xương sống.


Đừng dại dột làm 7 điều sau với trẻ sơ sinh
4. Không để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp

Vào những ngày nóng nực, trẻ sẽ đổ nhiều mồ hôi và khó chịu quấy khóc. Tuy nhiên cũng không nên để nhiệt độ điều hòa quá thấp. Nhiệt độ điều hòa lý tưởng là 26 độ C.

5. Vê tai cho bé để tai to, tròn và đẹp

Với suy nghĩ tai to là dấu hiệu của sự giàu sang, phú quý, nhiều bố mẹ vê tai cho con thường xuyên, tuy nhiên điều này hoàn toàn không nên.

6. Quấn chân

Nhiều người quan niệm quấn khăn vào chân cho trẻ sơ sinh sẽ giúp chân bé dài, thẳng tắp như người mẫu. Tuy vậy điều này lại gây hại cho bé, cản trở lưu thông máu và không có lợi cho sự phát triển của xương. Tương tự, việc mặc quần bó sát cũng không tốt chút nào. Mẹ nên cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để chân tay có thể hoạt động linh hoạt.
Cách tính ngày dự sinh
7. Vuốt mũi bé cho cao

Đừng bao giờ làm như vậy vì nó không hề có tác dụng làm mũi bé cao như mọi người vẫn tưởng. Niêm mạc mũi của bé còn rất mỏng và nhạy cảm. Nếu bố mẹ vuốt thường xuyên, dù là nhẹ vẫn không tốt cho bé. Tương tự như lông mi, mũi cao hay tẹt cũng do yếu tố di truyền quyết định.